Osho nói về Lão Tử

“Đạo: ba kho báu”, Tập 1, Osho

Chương 1: Đạo thường hằng

Đạo có thể nói ra
Không là Đạo thường hằng

Khi nổi lên các cực tương đối
Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi;
Đều biết lành là lành
Thì đã có cái chẳng lành rồi

Bởi vậy:
Có và không cùng sinh,
Khó và dễ cùng thành,
Dài và ngắn cùng chiều,
Cao và thấp cùng nhau,
Giọng và tiếng cùng hoạ,
Trước và sau cùng theo.

Vậy nên hiền nhân:
Dùng vô vi mà xử sự;
Dùng vô ngôn mà dạy dỗ;
Để cho mọi vật nên mà không cản
Tạo ra mà không chiếm đoạt
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại.

Vì không ở lại
Nên không bị bỏ đi
Đạo thường hằng

Continue reading “Osho nói về Lão Tử”

Thầy thuốc giỏi chú trọng tinh thần

Châm cứu phát triển đến ngày hôm nay, đã trải qua rất nhiều thay đổi. Từ thời xa xưa, cổ nhân Trung Quốc đã biết cách dùng kim châm đá. Có thể nói kim châm đá còn hữu hiệu hơn cả kim châm thời nay.

Trong Đông y, có câu: “Thầy thuốc tồi chú trọng hình thức, thầy thuốc giỏi chú trọng tinh thần”. Có nghĩa là một thầy thuốc Đông y tồi chỉ nỗ lực với các kỹ thuật bề mặt, trong khi thầy thuốc Đông y giỏi chú ý đến cả kỹ thuật bên ngoài lẫn tinh thần bên trong.

Các hình thức tồn tại của hệ kinh lạc là không cách nào dùng phương pháp khoa học hiện đại để phát hiện được. Thế nhưng những người tu luyện ở Trung Quốc cổ đại đã có thể vẽ chúng rõ ràng trên giấy. Điều này cho thấy kinh lạc vốn là một thể vô hình, chỉ có thể nhìn được bằng thiên mục.

Người thầy thuốc xưa, trải qua khổ luyện tâm tính và chăm chỉ học các kỹ thuật, nên kim châm mới có thể tác động sâu sắc đến hệ kinh lạc ở không gian khác, và hiệu quả vượt xa so với những gì chúng ta nhìn thấy ngày nay.

Bắt đầu từ «Hoàng Đế nội kinh» trở đi, nhiều kỹ thuật châm cứu đã được con người sử dụng. Sau đó, ngày càng nhiều thứ bề mặt được phát triển và con người ngày càng mù mờ hơn về các nguyên lý thâm sâu gắn liền với tu luyện của châm cứu.

Cho dù không biết đến nội hàm, nhưng chừng nào người thầy thuốc còn có giữ được tĩnh tâm và thực hành y đức, thì tác dụng chữa bệnh thần kỳ sẽ vẫn còn được triển hiện.

Đọc lại bài thơ Cảnh Nhàn

Đọc lại bài thơ Cảnh Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Bài thơ thật hay,
Người ngốc là người đáng yêu,
Người ngốc đáng yêu vì không có toan tính.
Càng toan tính càng đau khổ,
Người biết đủ thường vui.
Sống đơn giản, biết chấp nhận, thì hạnh phúc đang ở bên.

Cảnh giác với lời khen, bình tâm nghe lời trách

Khổng Tử dạy: “Cảnh giác với lời khen, bình tâm nghe lời trách”.

Cảnh giác không có nghĩa là đoạn tuyệt. Lời khen rất cần thiết, nói với nhau những lời nên nói, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Người biết khen đúng lúc chính là người có khả năng quản lý tuyệt vời.

Tuy nhiên, khi bạn được khen nhiều, là lúc bạn đang đạt được nhiều thành công. Có thể bạn đang ở trên đỉnh dốc rồi. Nếu bạn không cảnh giác, không tự nhìn lại bản thân, rất có thể bạn sẽ lao xuống dốc không phanh.

Cuộc đời chính là những con dốc. Hết dốc này đến dốc khác. Nếu bạn chọn leo cái dốc càng cao, thì bạn sẽ càng gặp nhiều lời trách móc. Trách móc không phải bởi vì bạn quá tệ, mà trách móc bởi bạn chưa xứng với đỉnh dốc. Chỉ đơn giản là bạn chưa hoàn thiện.

Vì thế, chúng ta hãy thử bình tâm lắng nghe, xem xem mình còn cách đỉnh dốc bao xa.

Buông tay đúng lúc

Buông tay đúng lúc là lòng bao dung vô bờ của cha mẹ.

Nuôi dạy con cái không phải là nâng niu chúng trong lòng bàn tay mà là để chúng tự bước đi, học cách sống độc lập.

Nhà tâm lý học Đức Erikson nói: “Trẻ bắt đầu từ 1 tuổi đã hình thành quan niệm về bản thân, từ 3 tuổi đã bước vào thời kỳ biết tự trọng. Sự giúp đỡ quá mức của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không có năng lực”.

Cảm giác được khẳng định đối với trẻ là vô cùng quan trọng. Đó là tiền đề và nguồn động lực để trẻ biết yêu thương, biết cho đi, biết gánh vác trách nhiệm.

Loại cảm giác này đến từ việc độc lập hoàn thành những việc mà mình có khả năng làm được.

Đừng cảm thấy phiền phức, hãy buông tay, để trẻ tự làm, để trẻ trưởng thành với thời gian.

Rất có thể buông tay sẽ bớt đi một chút ấm áp của cảm giác ôm chặt và thêm vào một chút dư vị của tiếc nuối, xa cách.

Nhưng đó là cuộc sống. Mỗi người một số phận. Không ai có thể định hướng hay thay đổi cuộc đời người khác được.