3 thói quen đơn giản giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể

Dịch bệnh toàn cầu kéo dài khiến cho câu hỏi ‘làm thế nào để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể’ đã trở thành một đề tài thiết thực và quan trọng. Muốn chống lại virus corona mới, chỉ dựa vào vắc-xin và khẩu trang là vẫn chưa đủ; các nghiên cứu khoa học chỉ ra, có 3 thói quen có thể nâng cao khả năng miễn dịch một cách hiệu quả, giúp chống lại sự xâm nhập của virus.

1. Làm việc nghỉ ngơi có quy luật, ngủ đầy đủ

Trong giấc ngủ, cơ thể người sẽ tự phục hồi

Con người là một thể sinh mệnh có quy luật, đi ngủ buổi tối và thức dậy vào buổi sáng, khi bạn làm việc và nghỉ ngơi theo đồng hồ sinh học của bản thân thì sẽ có lợi cho sức khỏe của mình.

Ngủ, nhất là ngủ vào buổi tối, đó không phải là lãng phí thời gian, mà là cơ thể đang tiến hành việc quan trọng: tự chữa và phục hồi.

Khi bạn bị cảm mạo, buổi tối uống một chén thuốc cảm mạo, sau đó ngủ một giấc, thông thường đến sáng hôm sau thì sẽ khỏi trên 50%. Đây là vì khi đại não nghỉ ngơi, cơ thể thuộc trạng thái thả lỏng, áp lực được giải tỏa. Lúc này, hệ thống miễn dịch bắt đầu tự sửa chữa điều chỉnh, chức năng miễn dịch cũng được khôi phục, virus trong cơ thể càng dễ được loại bỏ.

Ngủ là lúc cơ thể đang tiến hành việc tự chữa và phục hồi.
Continue reading “3 thói quen đơn giản giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể”

Bù đắp dương khí cho cơ thể – một việc vô cùng quan trọng trong đời người

Đông y rất chú trọng đến dương khí trong cơ thể, nó chính là “năng lượng” giúp cơ thể vận hành.

Một cách dễ hiểu có thể hình dung, dương khí giống như ánh nắng mặt trời giúp sưởi ấm, và vô cùng cần thiết cho quang hợp của cây cối. Còn âm khí, giống như dòng nước mát, mang đến nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho cây cối.

Khí âm nhiều, tích tụ nhiều, cơ thể sẽ béo. Khí dương nhiều, tiêu hóa mạnh, cơ thể sẽ gầy.

Luân chuyển âm dương trong trời đất vô cùng huyền diệu. Nước mưa rơi xuống, tưới mát cho cây cối, nhưng mưa nhiều quá sẽ làm ẩm thấp tù đọng. Ánh nắng mặt trời rọi xuống sưởi ấm, làm nước bốc hơi, khí hóa, vận chuyển và tuần hoàn. Hơi nóng nhiều quá sẽ làm khô héo, rạn nứt.

Trong cơ thể cũng vậy, khí dương có tác dụng giúp thúc đẩy các cơ quan tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, khí hóa cơ thể.

Thiếu dương khí cơ thể sẽ thế nào?

  1. Tinh thần uể oải, làm việc gì cũng cảm thấy rất mệt mỏi, thiếu sức sống.
  2. Tay chân không còn ấm như trước, tay lạnh làm một dấu hiệu rõ ràng của việc thiếu dương khí
  3. Cảm giác thèm ăn sẽ trở nên kém đi, bạn sẽ ăn không ngon, hoặc ăn uống kén chọn hơn.
  4. Chức năng tiêu hóa cũng sẽ có vấn đề, bạn sẽ cảm thấy khó tiêu hoặc đầy bụng.
Nước có tính âm hàn. Uống nhiều nước hoặc uống nước lạnh không tốt cho cơ thể.
Continue reading “Bù đắp dương khí cho cơ thể – một việc vô cùng quan trọng trong đời người”

Chuyện kể về vi-rút thời cô-vi

Hôm nay mình sẽ kể cho các bạn nghe về vi-rút.

Các bạn đừng nhầm vi-rút với vi khuẩn. Nếu vi-rút là 1 cái kẹo. thì vi khuẩn sẽ to bằng cả người bạn. Để hình dung tiếp, nếu vi khuẩn to bằng người bạn, thì 1 con kiến sẽ to bằng cả 1 tòa nhà cao tầng. Con kiến to gấp 1 nghìn lần con vi khuẩn và con vi khuẩn to gấp 1 trăm lần con vi-rút.

Chúng ta cũng tránh bị nhầm giữa nhiễm trùng với nhiễm dịch vi-rút.

Nhiễm trùng tức là bị vi trùng tấn công. Vi trùng chính là vi khuẩn. Chúng ta có thể diệt khuẩn, sát trùng. Dùng kháng sinh có thể tiêu diệt được vi khuẩn.

Nhưng kháng sinh không diệt được con vi-rút nhỏ bé. Con vi-rút tuy nguy hiểm, nhưng nó lại không sống được ngoài môi trường. Nó phải trú ngụ trong cơ thể người bệnh để duy trì và nhân bản. Từ 1 nó sinh ra 2, từ 2 nó sinh ra 4 con vi-rút.

Rất nhiều con vi-rút sẽ được sinh ra trong cơ thể người nhiễm, sau đó nó có thể phát tán đi, người này làm lây nhiễm cho người kia.

Bệnh do vi-rút gây ra không chữa được, chỉ có thể phòng bằng cách tiêm vắc-xin. Vắc-xin giúp cơ thể tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Thật ra, chúng ta tiếp xúc với vi-rút hàng ngày, trong môi trường tự nhiên, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng bị nhiễm bệnh, nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể có thể giải quyết được phần lớn bọn vi-rút này. Cơ thể chỉ ốm khi tiếp xúc với một lượng lớn vi-rút và hệ miễn dịch của bản thân không đủ mạnh.

Trong tình hình đại dịch vi-rút corona. Có 2 cách phòng tránh hữu hiệu. Thứ nhất là giảm tiếp xúc và giảm lượng vi-rút có thể lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay, hạn chế gặp gỡ và vệ sinh khoang miệng thường xuyên. Thứ hai và có lẽ quan trọng hơn là tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Ông bà tổ tiên chúng ta có nhiều cách để sống khỏe, thuận với tự nhiên. Từ ăn uống thực dưỡng, đến tập luyện dưỡng sinh. Các môn khí công và thiền định, giúp nâng cao rõ rệt sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Để ý thêm, sẽ thấy các môn khí công thượng thừa thường liên quan đến tu sửa tâm tính.

Chúng ta sẽ cùng bàn về những môn tu luyện này trong những bài tiếp.

Mở cửa ra cho nắng vào và bụi mây dịch tan đi

Trong nghiên cứu mới được công bố vào ngày 26/3 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Phó giáo sư của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Lydia Bourouiba, chuyên gia nghiên cứu về động lực học của ho và hắt hơi, đã chỉ ra rằng thay vì giả định khoảng cách an toàn là 2 m dựa trên các mô hình lỗi thời từ những năm 1930, nghiên cứu mới chỉ ra rằng các giọt mang mầm bệnh ở mọi kích cỡ có thể di chuyển xa từ 7 đến 8 m.

Theo Phó giáo sư Bourouiba, việc thở ra, hắt hơi và ho không chỉ phát ra các giọt chất nhầy bay theo các quỹ đạo tầm ngắn, mà đáng lưu ý là, nó còn tạo ra một đám mây – một luồng khói các hạt có kích thước từ nhỏ đến lớn – đẩy vào không khí xung quanh.

Các giọt nặng mang mầm bệnh có thể rơi xuống các bề mặt, còn các “hạt siêu nhỏ” có thể “lơ lửng trong không khí hàng giờ”. Các hạt siêu nhỏ mang mầm bệnh này sau đó có thể di chuyển vào hệ thống điều hòa và thông gió.

Phó giáo sư Bourouiba nói với USA Today: “Cần khẩn cấp sửa đổi các hướng dẫn hiện đang được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra về yêu cầu đối với [việc sử dụng] các thiết bị bảo hộ cho các nhân viên y tế tuyến đầu”.

Continue reading “Mở cửa ra cho nắng vào và bụi mây dịch tan đi”

Ăn vặt mùa cô-vi

Đã hai tháng nay mình không đi học vì virus corona. Mấy hôm nay cả bố mẹ mình cũng phải ở nhà cả ngày. Mẹ làm nhiều món ăn, mà nhà cũng tích trữ nhiều thứ nên mình ăn vặt hơi nhiều. Mẹ bảo ăn nhiều là béo đấy, còn bố thì kể cho mình nghe về tác hại của ăn vặt.

Và bố kể rằng:

Các món ăn nhẹ ngoài bữa chính như bánh bích quy, kẹo, sữa, chứa nhiều đường và chất béo là nguyên nhân dẫn đến tăng cân.

Tại sao chúng mình lại hay cảm thấy đói nhỉ?

Bố bảo, khi bọn mình ăn không cân đối thì dù có ăn no chúng mình vẫn luôn cảm thấy thiếu. Cảm giác thiếu này là do cơ thể không có đủ các chất nhỏ li ti, bố mình bảo chất nhỏ li ti này là “khoáng chất và vi-ta-min”.

Các chất nhỏ li ti đặc biệt có nhiều ở vỏ cám của gạo, trong các loại ngũ cốc, rau-củ-quả thô chưa qua chế biến.

Cảm giác “thiêu thiếu” sẽ biến thành cảm giác “đoi đói”, làm bọn mình hay ăn vặt hoặc ăn nhiều bữa. 

Bọn mình thấy đói, không phải vì bọn mình cần ăn thêm nhiều, thật ra là vì cơ thể đang thiếu các chất nhỏ li ti này đấy.

Bố mình bảo, nên ăn cân đối theo chỉ dẫn của “tháp dinh dưỡng”:

Ăn nhiều ngũ cốc, như gạo, các bạn xem đây là gạo lứt này. 

Ăn đủ rau-củ-quả, các bạn xem đây là su-su, cà rốt, thậm chí cùi dừa có thể thay cho dầu mỡ.

Nên ăn ít thịt-cá, hạn chế dầu-mỡ-đường và muối.

Cần nhất là ăn đa dạng. Mẹ mình mua ổi, lạc và hạt điều mà mình chưa động đến tí nào.

Dù chúng không hấp dẫn lắm, đặc biệt là cần nhai kỹ, nhưng những thứ này chứa nhiều chất li ti, nên khi ăn no, sẽ không có cảm giác nhanh đói.

Trong mùa dịch corona, bố mình bảo nên “có gì ăn nấy”, ăn thanh đạm sẽ có ít cảm giác đói.

Quen ăn ngon, thì cơ thể hay đòi hỏi những thứ dậy mùi thơm phức và có vị đậm đà. Thực ra cảm giác hạnh phúc thực sự là khi bọn mình có một cơ thể khỏe mạnh, ăn gì cũng thấy ngon.